Cách truyền động lực và khích lệ nhân viên đạt được mục tiêu của tổ chức

Series Nghề Banker Tập 05

Techcombank hân hạnh ra mắt series "Nghề Banker", chuỗi bài viết khám phá các chủ đề đa dạng của ngành ngân hàng qua các cuộc phỏng vấn với chuyên gia hàng đầu. Series này mang đến kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn từ các giám đốc và quản lý cấp cao của Techcombank, giúp các bạn banker có thêm góc nhìn và kinh nghiệm trong ngành.

Với tập này, chúng ta sẽ có cơ hội gặp gỡ chị Thái Thị Phương Anh, Giám đốc Vùng 9 của Techcombank, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Với kiến thức sâu rộng và kỹ năng lãnh đạo xuất sắc, chị Phương Anh sẽ chia sẻ về cách xây dựng động lực cho nhân viên, khuyến khích họ phát triển tiềm năng và đồng hành cùng tổ chức đạt được những mục tiêu chiến lược. 

Truyền động lực cho nhân viên không chỉ là cách để tối đa hóa hiệu suất công việc mà còn giúp xây dựng một môi trường làm việc tích cực và bền vững. Khi nhân viên có động lực, họ làm việc với niềm đam mê, sáng tạo và tinh thần hăng hái, góp phần tạo nên một văn hóa làm việc mạnh mẽ, nơi mà mỗi cá nhân cảm thấy giá trị và tầm quan trọng của mình. Một số lợi ích nổi bật của việc truyền động lực cho nhân viên bao gồm:
• Tăng cường hiệu suất làm việc: Khi được truyền động lực, nhân viên sẽ đạt hiệu suất cao hơn, đưa ra các ý tưởng sáng tạo và sẵn sàng đối mặt với thử thách.
• Cải thiện sự hài lòng và gắn bó: Nhân viên cảm thấy hài lòng với công việc của mình, từ đó xây dựng lòng trung thành với tổ chức.
• Xây dựng văn hóa mạnh mẽ và thương hiệu nội bộ: Văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ giúp tổ chức thu hút nhiều nhân tài, gia tăng sức cạnh tranh và khẳng định thương hiệu trên thị trường.
Tóm lại, truyền động lực không chỉ là một phần trong việc quản lý nhân sự, mà còn là yếu tố cốt lõi để xây dựng một tổ chức vững mạnh và phát triển.

• Môi trường làm việc: Đối với môi trường đầy rủi ro như ngân hàng, sự an toàn và hỗ trợ từ cấp trên là yếu tố quan trọng. Khi nhân viên cảm nhận được sự bảo vệ và sẵn sàng hỗ trợ từ lãnh đạo, họ sẽ tự tin hơn trong việc đưa ra sáng kiến và đề xuất những ý tưởng mới, đóng góp vào thành công chung của tổ chức.
• Chế độ đãi ngộ: Mặc dù không phải là yếu tố duy nhất, nhưng chế độ đãi ngộ vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc khích lệ nhân viên. Thay vì chỉ tập trung vào lương cơ bản, các tổ chức nên minh bạch về tổng thu nhập bao gồm các phúc lợi và phụ cấp. Điều này giúp nhân viên hiểu rõ giá trị của mình và tạo động lực để gắn bó với tổ chức.
• Lộ trình phát triển: Cấp quản lý cần định kỳ trao đổi 1:1 với nhân viên để lắng nghe nguyện vọng và hỗ trợ xây dựng lộ trình phát triển cá nhân. Đối với những người mong muốn thăng tiến, tổ chức có thể chỉ rõ các điểm mạnh, điểm cần cải thiện và lộ trình nâng cao kỹ năng cần thiết.
• Đào tạo và phát triển kỹ năng: Kiến thức từ nhà trường chỉ là bước đệm. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các tổ chức cần đầu tư vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng chuyên môn cho nhân viên. Đào tạo không chỉ giúp nhân viên đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn giúp họ sẵn sàng cho tương lai, từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, tôi đã đối mặt với nhiều thách thức trong việc duy trì và thúc đẩy động lực cho đội ngũ nhân viên, đồng thời cũng phải giữ vững tinh thần cho chính mình. Tôi luôn áp dụng triết lý “hiểu rõ chiến lược, chia sẻ mục tiêu và đồng hành tháo gỡ khó khăn” trong công việc. Khi nhân viên hiểu rõ mục tiêu chung và nhận thấy công việc của mình có ý nghĩa, họ sẽ tự giác và chủ động hơn trong công việc. Đồng thời, tôi sẵn sàng đồng hành cùng nhân viên để cùng tháo gỡ những vướng mắc, giúp họ nhận ra rằng dù mục tiêu kinh doanh đầy thử thách, họ luôn có sự hỗ trợ từ cấp quản lý. Bên cạnh đó, tôi còn tạo điều kiện cho những nhân viên xuất sắc chia sẻ kinh nghiệm của mình, tạo ra một môi trường học hỏi, giúp toàn đội cùng tiến bộ và phát triển vững chắc.

Để đội nhóm cùng hướng tới mục tiêu chung, tôi luôn chia sẻ các mục tiêu rõ ràng và khuyến khích mọi người cùng nhau chinh phục. Ngoài các chỉ số KRA của hệ thống, tôi đưa ra các mục tiêu bổ sung và cập nhật kết quả đạt được thường xuyên để tạo niềm tự hào và khích lệ cả đội cùng tiến bộ. Khi mọi thành viên nhận thức được giá trị của mình trong đội ngũ, họ sẽ có thêm niềm tin và gắn kết với tổ chức. 

Kỹ năng xây dựng niềm tin và mối quan hệ: Một nhà quản lý trẻ cần duy trì tính nhất quán giữa lời nói và hành động, luôn minh bạch và chịu trách nhiệm trong công việc. Việc xây dựng niềm tin không chỉ là nền tảng giúp nhân viên tôn trọng mà còn giúp họ cảm thấy yên tâm khi làm việc cùng.
• Kỹ năng giao tiếp: Lắng nghe chủ động để thấu hiểu nhu cầu và cảm xúc của nhân viên là yếu tố quan trọng giúp xây dựng lòng tin. Ngoài ra, khả năng truyền đạt rõ ràng sẽ giúp nhân viên nắm bắt thông tin một cách chính xác và dễ dàng thực hiện công việc hiệu quả.
• Kỹ năng giải quyết xung đột: Xung đột là điều không thể tránh khỏi trong công việc. Nhà quản lý cần biết cách giải quyết xung đột một cách công bằng và không thiên vị, để duy trì sự tôn trọng và uy tín.

Để nhân viên đặt mục tiêu cá nhân phù hợp với tổ chức, nhà quản lý cần truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của công ty. Nhân viên cần thấy rõ vai trò và đóng góp của họ trong mục tiêu lớn của tổ chức. Khi thấy công việc của mình có ý nghĩa trong “bức tranh lớn”, nhân viên sẽ có thêm động lực để đạt được mục tiêu của tổ chức và của chính mình.

Tại sao truyền động lực cho nhân viên lại quan trọng đối với tổ chức? 

Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ động lực của nhân viên 

Khó khăn trong việc thúc đẩy động lực cho nhân viên và cách giải quyết

Phương pháp khích lệ đội nhóm 

Kỹ năng mềm cần trau dồi cho nhà quản lý trẻ

Khuyến khích nhân viên đặt mục tiêu cá nhân phù hợp với mục tiêu tổ chức 

XEM CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG SERIES "NGHỀ BANKER"

Chị Thái Thị Phương Anh

Khen thưởng và công nhận: Những đóng góp của nhân viên cần được ghi nhận kịp thời. Khen thưởng không chỉ ở lương thưởng mà có thể là cơ hội phát triển nghề nghiệp, sự công nhận từ ban lãnh đạo hoặc những lời khen ngợi công khai. Sự công nhận là nguồn động viên tinh thần mạnh mẽ, giúp nhân viên cảm thấy tự hào và sẵn sàng đóng góp hơn.
Xây dựng văn hóa hợp tác: Môi trường làm việc đoàn kết, nơi mọi người cùng hướng tới mục tiêu chung, sẽ khiến mỗi cá nhân cảm thấy công việc của mình có giá trị hơn. Văn hóa hợp tác không chỉ giúp nhân viên gắn kết mà còn là yếu tố cốt lõi để tổ chức đạt được thành công bền vững.
Truyền động lực cho nhân viên là cả một nghệ thuật, đòi hỏi nhà lãnh đạo có sự thấu hiểu, đồng hành và sẵn sàng đầu tư vào sự phát triển của đội ngũ. Một tổ chức phát triển bền vững luôn dựa trên những cá nhân có động lực cao, sẵn sàng cống hiến cho mục tiêu chung

Tạo động lực và gắn kết 

CONTACT

Head Office:
6 Quang Trung, Hoan Kiem District, Hanoi
119 Tran Duy Hung, Cau Giay District, Hanoi
23 Le Duan, District 1, Ho Chi Minh City
South Head Office:
“Be greater”, as it says in the brand positioning, Techcombank is dedicated and committed to bringing the best value and offering great experience to our clients, partners, and team members.