Kinh doanh bền vững: Cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro

Series Nghề Banker Tập 07

Techcombank hân hạnh ra mắt series "Nghề Banker", chuỗi bài viết khám phá các chủ đề đa dạng của ngành ngân hàng qua các cuộc phỏng vấn với chuyên gia hàng đầu. Series này mang đến kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn từ các giám đốc và quản lý cấp cao của Techcombank, giúp các bạn banker có thêm góc nhìn và kinh nghiệm trong ngành.

Trong Tập 7 này, xin được chào đón anh Trương Ngọc Thắng, Giám đốc trung tâm khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank. Với bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu qua nhiều năm làm việc, anh Thắng sẽ mang đến những phân tích sắc bén về các yếu tố rủi ro trong doanh nghiệp và cách thức tối ưu để đạt được sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.

Cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro là quá trình xác định, đo lường và quản lý một cách hợp lý những rủi ro tiềm ẩn nhằm đạt được mức lợi nhuận tối ưu mà không gây ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của doanh nghiệp. Đây là một nhiệm vụ quan trọng vì lợi nhuận cao thường đồng nghĩa với rủi ro cao, đặc biệt khi mở rộng hoạt động hoặc đầu tư vào các dự án mới. Việc duy trì sự cân bằng này không chỉ giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi các tình huống bất ngờ mà còn tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững, tận dụng tốt các cơ hội đồng thời bảo vệ được tài sản và danh tiếng.

Đối với khách hàng doanh nghiệp của Techcombank, chúng tôi luôn tư vấn và hỗ trợ họ phân tích kỹ lưỡng từng dự án trước khi ra quyết định, đảm bảo rằng mỗi bước đi đều có căn cứ vững chắc. Bằng cách áp dụng mô hình rủi ro–lợi nhuận, chúng tôi giúp khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư và giảm thiểu rủi ro tài chính, đặc biệt trong các quyết định chiến lược dài hạn.

Doanh nghiệp thường phải đối mặt với một loạt các rủi ro, bao gồm:

Rủi ro liên quan làm ảnh hưởng hiệu quả hoạt động tài chính: Biến động về tỷ giá, lãi suất và thanh khoản là các rủi ro tài chính. Các yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí hoạt động và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Rủi ro hoạt động: Các yếu tố về quy trình, nhân sự, và công nghệ ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của tổ chức. Một sự cố hệ thống hoặc sai sót trong vận hành có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và gây tổn thất tài chính. Điều này cũng bao gồm các rủi ro trong quá trình thực thi và tình trạng thiếu hụt nhân sự chủ chốt trong doanh nghiệp.
Rủi ro thị trường và thị hiếu khách hàng: Thay đổi về nhu cầu khách hàng, xu hướng tiêu dùng, và sự gia tăng cạnh tranh đều có thể làm ảnh hưởng đến doanh thu. Việc này có thể bao gồm sự thay đổi của chính sách tín dụng, biến động kinh tế và các yếu tố địa chính trị.
Rủi ro pháp lý: Các thay đổi về chính sách pháp luật hoặc các quy định mới từ phía cơ quan quản lý có thể ảnh hưởng đến hoạt động và sự uy tín của doanh nghiệp nếu không tuân thủ kịp thời.
Rủi ro công nghệ: Các mối đe dọa an ninh mạng, nguy cơ tấn công mạng hoặc mất dữ liệu quan trọng là những rủi ro lớn mà doanh nghiệp hiện đại phải đối mặt. Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật công nghệ để không bị tụt hậu và đảm bảo an toàn dữ liệu cho cả mình và khách hàng.

Để xác định và đánh giá rủi ro một cách toàn diện, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Xác định rủi ro: Tại bất cứ một doanh nghiệp nào thì yếu tố rủi ro vẫn nằm trong một số nhóm như rủi ro bên trong – rủi ro bên ngoài doanh nghiệp, rủi ro về con người – quy trình hay hệ thống, rủi ro đặc thù theo từng lĩnh vực kinh doanh. Doanh nghiệp cần có năng lực để nhận biết và xác định rủi ro, cũng như cần thường xuyên đánh giá khách hàng để phối hợp cùng nhận biết rủi ro tiềm ẩn.
Đo lường rủi ro: Dựa trên mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra, chúng tôi đánh giá các rủi ro theo mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và khả năng ứng phó.
Xây dựng ma trận rủi ro: Phân loại các rủi ro theo mức độ ảnh hưởng và tần suất xảy ra để xác định các phương án ưu tiên. Ma trận này giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào các rủi ro có ảnh hưởng lớn nhất, đặc biệt chú trọng vào rủi ro trọng yếu có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động liên tục cũng như sức khỏe của doanh nghiệp
Thiết lập kế hoạch ứng phó: Đối với mỗi loại rủi ro, chúng tôi đưa ra các phương án phòng ngừa như bảo hiểm, dự phòng tài chính, và phân tán nguồn lực để giảm thiểu thiệt hại.

Khi đưa ra quyết định để mở rộng danh mục, một số điểm cơ bản sẽ thực hiện:

Đánh giá về năng lực am hiểu của team: Liên quan đến năng lực am hiểu công việc và khách hàng mà mình đang triển khai, yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá năng lực quản trị và khai thác.
Đánh giá rủi ro trọng yếu từ khách hàng: Sau khi có năng lực am hiểu thì cần phân tích cụ thể và rõ ràng về mặt rủi ro trọng yếu mà khách hàng có thể gặp phải, việc này vô cùng quan trọng vì đây là lúc vận dụng năng lực để triển khai thực thi.
Đánh giá biện pháp giảm thiểu rủi ro và cân bằng lợi ích: Sau khi đã xác định rủi ro và đề xuất đưa ra biện pháp giảm thiểu rủi ro, cần đưa ra quyết định về cân bằng giữa rủi ro – lợi ích, nếu thấy rủi ro quá lớn thì nên không làm hoặc làm vào một thời điểm khác thích hợp hơn, “CHẬM LẠI” cũng là một điểm cân nhắc thêm tại thời điểm ra quyết định.

Để quản lý rủi ro hiệu quả, các bạn trẻ cần rèn luyện:
Tư duy mở và học hỏi: Đây là kỹ năng cần thiết, bởi vì các bạn còn trẻ, thiếu trải nghiệm và cần học hỏi kiến thức từ những người đi trước – những người giàu kinh nghiệm trong quản trị, xử lý tình huống, cùng với những bài học và trải nghiệm quý giá đã được chia sẻ.
Phân tích và ra quyết định: Khả năng phân tích dữ liệu giúp nhận diện và đánh giá rủi ro dựa trên các dữ kiện đang diễn ra và sắp diễn ra, căn cứ trên dữ liệu và ra quyết định.
Tư duy phản biện: Giúp đánh giá vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, tăng khả năng đưa ra quyết định sáng suốt trong các tình huống phức tạp.
Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Quản lý rủi ro đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với nhiều bộ phận, nên kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp rõ ràng và hiệu quả.

Các bạn trẻ nên chủ động tìm kiếm Mentor trong ngành, từ đó nhận được sự hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm từ những người đi trước. Mentor không chỉ cung cấp kiến thức thực tiễn mà còn giúp các bạn nhìn nhận và xử lý vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Ngoài ra, việc tham gia vào các dự án thực tế cùng đội ngũ giàu kinh nghiệm là cơ hội tốt để quan sát, học hỏi cách họ đánh giá và xử lý rủi ro. Hơn nữa, các bạn cũng có thể tham gia các buổi hội thảo, seminar, hoặc thảo luận nhóm để thu thập thêm các bài học và cách tiếp cận mới mẻ từ những người đã thành công trong việc quản lý rủi ro.

Anh hiểu như thế nào về Cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro, và tại sao nó quan trọng đối với các doanh nghiệp?

Các loại rủi ro chính mà doanh nghiệp thường phải đối mặt là gì?

Làm thế nào để xác định và đánh giá rủi ro trong hoạt động kinh doanh?

Trong quá trình ra quyết định, anh đã sử dụng những tiêu chí nào để đánh giá rủi ro và lợi ích?

Những kỹ năng cần thiết để các bạn trẻ trong ngành ngân hàng có thể quản lý rủi ro hiệu quả?

Làm thế nào các bạn trẻ có thể học hỏi từ những người đi trước để cải thiện khả năng quản lý rủi ro?

XEM CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG SERIES "NGHỀ BANKER"

Anh Trương Ngọc Thắng

CONTACT

Head Office:
6 Quang Trung, Hoan Kiem District, Hanoi
119 Tran Duy Hung, Cau Giay District, Hanoi
23 Le Duan, District 1, Ho Chi Minh City
South Head Office:
“Be greater”, as it says in the brand positioning, Techcombank is dedicated and committed to bringing the best value and offering great experience to our clients, partners, and team members.